Chia sẻ hữu ích: Cách sử dụng máy tính khoa học để tính nhanh phương trình chứa các ẩn đã được cho sẵn

Hẳn trong quá trình đi học của nhiều bạn học sinh thì đã bắt gặp không ít nhiều những bài toán như cho hàm số y=f(x)=ax+b và tính các giá trị của f(x) khi x=m; x=n; x=p hay x=q. Nếu phải nhập thủ công bằng tay thì khá là bất tiện và rất mất thời gian. Liệu các loại máy tính khoa học có chức năng nào giúp tính nhanh và chính xác giúp các bạn việc này chứ? Câu trả lời là , vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu thôi nào!

Vui lòng lưu ý rằng trong bài này chúng ta sẽ dùng máy tính khoa học CASIO fx-580VN X nhé!

Bước 1. Nhập phương trình

Chúng ta sẽ bật máy tính khoa học lên bằng cách bấm phím [ON]

Hãy thử nhập phương trình sau đây vào máy: y=f(x)=2x+5. Ta sẽ bấm như sau:

[2] ([x] hoặc [ALPHA] [(] (x)) [+] [5]

Hình ảnh nhập phương trình y=f(x)=2x+5 trên máy tính.

Bạn đọc có thể thay bằng phương trình khác, đây chỉ là một phương trình mà quầy sách ví dụ.

Bước 2. Thực hiện tính

Hình ảnh bấm phím [CALC] trên máy tính.
Hình ảnh nhập giá trị của ẩn x=2 vào máy tính và bấm [=] hai lần để xác nhận và giải.

Bấm [CALC] và màn hình sẽ hiện lên dòng thông tin x=n (n có thể là bất kỳ số nào và thường là 0) được bôi đậm ở dưới cùng màn hình, lúc này dùng các phím số và nhập x cần tính vào rồi bấm [=], ví dụ x=2, thì ta bấm [2] [=] [=] (bấm [=] hai lần để xác nhận và giải). Lúc này kết quả hiện ra chính là y hay là f(x), để tính lại với các x khác ta lặp lại quy trình trên.

Quay lại với phương trình y=f(x)=2x+5, khi ta tính tay với x=2 thì kết quả sẽ là:

y=f(x)=2.2+5 = 9

Khi thực hiện với máy tính khoa học cũng cho ra kết quả là 9, vậy là chúng ta đã thực hiện thành công thao tác tính nhanh phương trình này với giá trị của ẩn x=2.

Hình ảnh hiển thị kết quả là 9 của phương trình y=f(x)=2x+5 với ẩn x=2.

* Một số lưu ý nho nhỏ

Dĩ nhiên, điều này vẫn đúng với phương trình nhiều hơn một ẩn, ta có thể nhập phương trình 2x+5y+3z thì vẫn có thể tính được, chỉ là máy tính yêu cầu nhập thêm giá trị của yz.

Ngoài ra, bạn đọc không cần đặt ẩn là x nhưng có thể để là bất kỳ ký hiệu ẩn khác mà máy tính hỗ trợ như A,B,C... và máy tính vẫn thực hiện công việc tính toán một cách bình thường.

Hy vọng qua bài này bạn đọc sẽ biết được thêm những chức năng thú vị có trên chiếc máy tính khoa học của mình. 

Quầy sách xin chào bạn đọc và hẹn gặp lại trong các bài chia sẻ tiếp theo!

Tác giả: Nguyễn Phúc

Quầy sách LiSa

Đăng nhận xét

Hãy nhập bình luận nếu bạn đọc có thắc mắc. Để có thể theo dõi bình luận và nhận được thông báo khi có phản hồi, hãy đăng nhập bằng tài khoản Google của bạn. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nếu có thể, xin cảm ơn.

Mới hơn Cũ hơn